Lịch sử ngành may mặc là vào năm 1738, hai kỹ sư người Anh đã phát minh ra chiếc máy quay sợi bông thành sợi đầu tiên trên thế giới. Kể từ đó, những chiếc máy quay sợi cứ ngày một phát triển, hoàn thiện hơn, giúp việc sản xuất sợi diễn ra nhanh hơn. Điều này cũng khởi đầu cho việc hàng dệt may quy mô nhỏ phát triển và lớn mạnh thành những nhà máy may lớn như hiện nay. Đến năm 1880, ở Anh đã có 250.000 bông vải được dệt.
Tại cuộc cách mạng công nghiệp
Vào đầu thế kỷ 19, mặc dù vẫn có những sản phẩm may mặc quy mô lớn được sản xuất thủ công bằng tay nhưng chúng ta không thể phủ nhận được công lao của những chiếc máy hiện đại mới. Và có 1 thực tế là có nhiều thợ may thủ công đã cảm thấy sợ hãi trước sự xuất hiện ồ ạt của các loại máy móc trong đời sống. Bởi khi có máy móc hiện đại, việc dệt may đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có ít người tìm đến những thợ may thủ công hơn. Thay vào đó, họ sẽ tìm mua những bộ trang phục được làm từ máy.
Khi nhắc đến lịch sử ngành may mặc trên thế giới, chúng ta không thể không nhắc đến thời đại may mặc thời Victoria. Những nhà máy trong thời đại Victoria thường rất lớn, có thể sản xuất nên vô vàn các sản phẩm hàng may mặc như áo choàng, áo khoác, sơ mi, nón, găng tay, giày dép, quần tây,… Điều này đã giúp công việc may mặc thời kỳ này trở nên dễ dàng hơn nhưng lại đạt được lợi nhuận khá lớn.
Với sự gia tăng của những nhà máy may đồ sẵn, chúng ta vẫn không thể phủ nhận loại hàng quần áo làm thủ công vẫn có sức hút riêng khi nó được chế tạo riêng cho người mặc. Những gia đình thuộc tầng lớp trung lưu sẽ yêu cầu thợ may may cho mình một bộ trang phục theo thiết kế có sẵn. Đây cũng là thời điểm thời trang cao cấp phát triển rất mạnh, tuy nhiên chúng chỉ được phát triển ở tầng lớp trung lưu.