Với máy may điện tử Juki năng suất công việc được tăng lên gần gấp đôi, tuy nhiên nhiều công xưởng may vẫn còn ngần ngại sử dụng sản phẩm này vì lo lắng vấn đề bảo hành, trục trặc kĩ thuật vì hiện nay những kĩ sư, kĩ thuật viên trong ngành máy may rất ít. Chính vì thế mà những công xưởng thường tự khắc phục mỗi khi máy xảy ra lỗi. Bài viết này sẽ chia sẻ cách khắc phục một số lỗi cơ bản trong khi sử dụng của máy may điện tử Juki DDL 900A-S.
Lỗi quá tải mô tơ
Đối với những máy may điện tử thì khi hoạt động nhiều giờ trong một ngày thì hiện tượng quá tải mô tơ rất hay thường gặp. Nguyên nhân xảy ra lỗi này có thể là do mô tơ không chạy hoặc đã bị hỏng, do đầu máy bị khóa hoặc có thể di chất liệu vải may quá dày máy không tải được. Để khắc phục lỗi này bạn có thể thực hiện những thao tác sau: kiểm tra các bộ phận như dây kết nối của máy có bị lỏng không, chú ý kiểm tra buli có bị mắc chỉ vào không,
Khi máy vận hành ở mức quá tải so với ngưỡng quy định của mô tơ bạn cũng cần kiểm tra xem chỉ có bị vướng vào bu li không hoặc mô tơ quay bằng tay có bị bó cứng không.
Lỗi cảm biến đầu dò
Đây cũng là lỗi hay gặp ở máy may điện tử Juki. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đầu dò không thể tìm thấy tín hiệu. Để khắc phục tình trạng này bạn phải kiểm tra lại kết nối của đầu dò có ổn định hay không, có bị đứt tín hiệu ở đâu không.
Lỗi cung cấp sai nguồn điện
Đối với những thiết bị điện tử đã quy định mức điện trở điện áp thì khi sử dụng người dùng phải tuân thủ đúng theo những thông số này để máy có thể hoạt động ổn định và hiệu quả. Máy sẽ không hoạt động được khi điện áp quá thấp (dưới 220V) hoặc bị quá tải do điện áp bị vượt quá mức quy định như vượt quá 220V hoặc 270V. Khi thấy hiện tượng như vậy bạn kiểm tra lại điện áp xem đã cắm đúng vào điện áp quy định hay chưa, không nên sử dụng điện áp chênh lệch lớn 10% so với điện áp quy định. Nếu đã sử dụng đúng trong mức điện áp quy định mà vẫn xảy ra hiện tượng trên thì bạn kiểm tra cả mạch bên trong xem có bị hư hỏng, đứt đạn hay không.